Bê tông tươi|Bê tông trộn sẵn|Bê tông thương phẩm|bê tông mác cao|Vữa khô|Vữa xây gạch nhẹ|A&P|Mova - Tin tức - Khen thưởng, kỷ luật ở A&P: Động lực để thúc đẩy phát triển
    
Mua Home Beton A&P Online
Hỗ trợ trực tuyến
Tổng đài chăm sóc khách hàng
(084)3 836 2703
media
@
apcorp.com.vn

Tìm kiếm
Quảng Cáo


Đối tác







Tin tức » THÔNG TIN NỘI BỘ » Xem nội dung bản tin  

Khen thưởng, kỷ luật ở A&P: Động lực để thúc đẩy phát triển

[06.08.2014 16:30]
Xem hình
Thi đua là động lực để phát triển, muốn phát triển phải thi đua. Thi đua phải thiết thực, gắn với công việc hàng ngày của mỗi người, đem lại lợi ích cho cá nhân, cho doanh nghiệp và cho đất nước. Thi đua bao giờ cũng phải gắn với khen thưởng và kỷ luật. Dù lãnh đạo doanh nghiệp muốn khen hơn muốn phạt, nhưng kỷ cương của công ty phải được mọi người tuân thủ.


Công việc hàng ngày là nền tảng của thi đua
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Lời kêu gọi của Người đã mở đầu cho các phong trào thi đua yêu nước phát triển, trở thành cao trào cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng nước ta. Nhờ phong trào thi đua ái quốc lan rộng, cả tiền tuyến và hậu phương mà sáu năm sau đó, dân tộc ta đã làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sức mạnh của phong trào thi đua: “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Năm xung phong”, “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”, “Nghìn việc tốt”… đã góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.

Bác mong muốn toàn thể đồng bào, dù ở cương vị nào, làm công việc gì, đều phải tích cực thi đua yêu nước: “Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh, bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau: Làm cho mau/Làm cho tốt/Làm cho nhiều. Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo… đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá. Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến/Toàn diện kháng chiến. Cách làm là dựa vào: Lực lượng của dân/Tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”.

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Người có sức lan toả sâu rộng, lôi cuốn mạnh mẽ, thôi thúc mọi ngành, mọi cấp, mọi người cùng thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thi đua phải thiết thực, gắn với công việc hàng ngày của mỗi người, đem lại lợi ích cho cá nhân, cho cộng đồng và cho đất nước. Chính vì vậy mà Bác đã viết: “Tưởng lầm rằng thi đua là một công việc khác với những công việc làm hàng ngày. Thật ra, công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Từ trước tới giờ, ta vẫn ăn, vẫn mặc, vẫn ở. Nay ta thi đua ăn, ở, mặc cho sạch, cho hợp vệ sinh, cho khỏi ốm đau. Xưa nay ta vẫn làm ruộng, nay ta thi đua làm cho đất ruộng tốt hơn, sản xuất nhiều hơn. Mọi việc đều thi đua như vậy".
 
Tháng 5/1952, Bác lại tiếp tục khẳng định: "Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất"...
 
Trong những năm vừa qua, phong trào thi đua yêu nước của nhân dân là động lực tinh thần quý báu, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước.
 
Đúng như lời bác dạy, dù ở cương vị nào, làm công việc gì, đều phải tích cực thi đua, đó là động lực để phát triển. Với doanh nghiệp ngày nay, trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, phong trào thi đua nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để vượt qua mọi khó khăn là vô cùng quan trọng. Mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân như thể một con thuyền trôi ngược nước, nếu không tiến sẽ bị đẩy lùi, tụt hậu dẫn tới yếu kém, phá sản. Thi đua phải là một phong trào mạnh mẽ, doanh nghiệp nọ với với doanh nghiệp kia, giữa các phòng ban với nhau, cá nhân với cá nhân…

Thi đua bao giờ cũng phải gắn với khen thưởng và kỷ luật. Việc khen thưởng dựa trên cơ sở tổng kết, đánh giá lại, xem cái gì tốt, cái gì còn chưa tốt. Việc biểu dương, hay phê bình thậm chí kỷ luật là để mọi người rút ra bài học, nhân rộng điển hình, đẩy lùi cái xấu, cái thiếu, cái yếu…

Do vậy, khi xét khen thưởng kỷ luật phải khách quan, khoa học, công bằng và đúng quy chế. Làm như vậy mới khuyến khích được người có công và giáo dục được người có lỗi để làm gương cho các thành viên khác noi theo. Việc đó giúp họ tiến bộ và thêm tin yêu doanh nghiệp.

“Không muốn kỷ luật ai”
Để làm được điều đó “phải xây dựng được bộ tiêu chí để đánh giá, trên cơ sở được lượng hóa, tránh cảm tính và phải đánh giá công khai thông qua hội đồng”. Đây chính là những trăn trở của Chủ tịch HĐQT Phạm Thị Lan Anh. Từ những trăn trở đó, sau gần 20 năm A&P Group đi vào hoạt động, chị đã cho ra đời hội đồng thi đua và khen thưởng của công ty.

“Từ trước đến nay, tôi là người chịu trách nhiệm đánh giá kết quả công tác của các bộ phận trong công ty, nhưng do tôi không trực tiếp làm việc với tất cả mọi người nên không thể đánh giá hết được. Hơn nữa, trước đây, mỗi năm chỉ đánh giá một lần, sau 365 ngày của một năm, tôi không thể nhớ hết được tất cả những đóng góp của mọi bộ phận, mọi nhân viên. Vì vậy, sẽ có những thiếu sót và không công bằng cho một số người. Đồng thời, việc khen thưởng và kỉ luật không được thực hiện một cách kịp thời để phát huy được mục đích thực sự của nó”. Nếu sự thưởng phạt không minh bạch thì tâm lý người lao động sẽ bất an, nhân sự không ổn định sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển chung của cả doanh nghiệp.

Để làm rõ trắng – đen. Việc khen thưởng của A&P kể từ khi thành lập đã được giao cho công đoàn phụ trách. Đây là việc mà tất cả mọi người lao động đều thấy rõ. Việc phê bình, phạt người lao động không vì mục đích để chiếm tiền của các cá nhân. Thay vào đó, tiền phạt sẽ được xung vào quỹ công đoàn phục vụ các công tác an sinh xã hội, phục vụ chính các nhu cầu thiết yếu của của người lao động.

Quan điểm của lãnh đạo A&P Group là phạt không phải để trù dập, không phải vì đố kỵ cá nhân mà là có căn cứ, theo quy chế và phạt là để mọi người thấy lỗi và có sự sửa sai. Phê bình và tự phê bình chỉ là một phương tiện để chúng ta nhìn đánh giá chính xác hơn về khen thưởng và kỉ luật, về năng lực của nhân viên. Hay nói một cách khác, đó chính là nền tảng của sự phát triển.


Phần thưởng NGƯỜI CÓ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN QUẢN LÝ HAY năm 2013.

“Thực tâm, tôi không muốn phải phạt ai bao giờ mà chỉ muốn được ký quyết định thưởng thật nhiều mà thôi. Nhưng kỷ cương của công ty phải được mọi người tuân thủ”. Đó là yêu cầu xuất phát từ thực tế cuộc sống và lợi ích của người lao động.

NGƯỜI LAO ĐỘNG GIỎI năm 2013

NGƯỜI LÁI XE XUẤT SẮC năm 2013

Hi vọng, những tâm tư đó của lãnh đạo công ty sẽ được toàn thể cán bộ nhân viên công ty đón nhận. Nếu mọi việc đều xuất phát từ yêu thương,  đùm bọc, từ mục tiêu chung là để “Tập đoàn A&P lớn mạnh” thì ai cũng sẽ hiểu hơn về khen thưởng, hành động đúng hơn trong thi đua. Và rồi, khen thưởng sẽ nhiều hơn, phê bình xử phạt sẽ ít dần. 

Share |

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang

A&P GROUP - TẬP ĐOÀN A&P
Trụ sở:Số 73 Trung Kính - Trung Hòa - Cầu Giấy -Hà Nội
Tel:(084)3 836 2703 - Fax: (084)3 756 8820
Email:ap@apcorp.com.vn - Website: http://www.apcorp.com.vn
© Copyright 1996 - 2016 by A&P All rights reserved
® Bản quyền thuộc về apcorp.com.vn,Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của A&P