Sản xuất không nước thải, phế thải…
Vữa thông thường là hỗn hợp gồm nhiều
chất kết dính vô cơ như bùn, đất sét, mật… thời xưa, hay xi măng, cát,
vôi, thạch cao, phụ gia… ngày nay, sau khi đông cứng có khả năng chịu
lực, sử dụng trong xây dựng. Tất nhiên, điều kiện tiên quyết để cho ra
sản phẩm vữa là dùng nước sạch để trộn hỗn hợp.

Một sản phẩm chống thấm công nghệ nano của A&P (trên) hoàn toàn “miễn nhiễm” với nước.
Từ vữa thông thường tới vữa khô là một
bước tiến lớn trong ngành xây dựng, sử dụng hợp lý các tài nguyên và bảo
vệ môi trường. Là bởi vữa khô được sản xuất trên dây chuyền công hệ
hiện đại, loại bỏ được các tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm như
đất, gỗ mục, tạp chất hữu cơ khác… trong nguyên liệu, được phối trộn các
loại phụ gia đa chức năng giúp gia tăng độ bám dính, chống thấm, độ
bền, khả năng thi công… Đồng thời, sau khi được phối trộn khô, với sản
phẩm được đóng bao kỹ lưỡng, người dùng chỉ cần trộn vữa khô với nước
theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì là có thể sử dụng ngay, giúp tiết kiệm
thời gian, giảm thất thoát vật tư trong quá trình vận chuyển, bớt nhiều
hao phí tại công trường…
Ở Việt Nam, không hiếm doanh nghiệp sản
xuất, phân phối sản phẩm này. Tuy nhiên, sản xuất một cách căn cơ, quy
mô lớn, phải kể tới Công ty CP Hóa chất Xây dựng A&P (Thuộc A&P
Group) – một trong những doanh nghiệp đi đầu về đầu tư công nghệ, nhà
máy sản xuất, hệ thống phân phối vữa khô.
Chia sẻ với báo giới, GĐ Công ty CP Hóa
chất Xây dựng A&P Nguyễn Khắc Hùng cho biết, trong những chuyến công
tác nước ngoài, được tận mắt chứng kiến họ sử dụng các loại vật liệu
cao cấp, A&P Group đã quyết tâm đầu tư một nhà máy sản xuất những
vật liệu xây dựng cao cấp tại Việt Nam, giúp thay thế hàng nhập khẩu,
nâng cao chất lượng xây dựng trong nước… Và năm 2009, A&P đã mua bản
quyền dây chuyền sản xuất vữa khô của CHLB Đức, điều chỉnh cho phù hợp
với điều kiện thời tiết Việt Nam và xây dựng một nhà máy sản xuất công
suất lớn tại Hà Nội.
“Hệ sản phẩm vữa khô Mova (gồm vữa
xây, vữa trát, vữa hoàn thiện, keo dán gạch, keo miết mạch, vữa đặc
biệt, vữa chống thấm…) khắc phục được toàn bộ các nhược điểm của vữa
trộn tay truyền thống tại công trường. Đặc biệt, quá trình sản xuất vữa
khô ngoài việc không phát sinh phế thải, nước thải, lại còn tận dụng
được nhiều nguồn nguyên liệu là chất thải ngành nhiệt điện, góp phần bảo
vệ môi trường…”, A&P khẳng định.
Sẵn sàng với TPP, hướng tới thị trường quốc tế
Trong lễ khai trương cửa hàng bán lẻ thứ
6, đại diện của A&P nhắc nhiều tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), rằng doanh nghiệp đã nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định của
hiệp định, tiếp tục cải tiến công nghệ, quy trình quản lý… để có thể
cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, hướng tới xuất khẩu.
Cụ thể, trước TPP, A&P ý thức rất rõ
những khó khăn để tự thay đổi về công tác quản lý, nghiên cứu, sản xuất,
phân phối… để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài nhà máy vữa khô Hà
Nội, A&P sẽ mở rộng sản xuất, xây dựng nhà máy sản xuất vữa khô Mova
tại khu vực miền Nam, phục vụ cho một thị trường năng động, đầy tiềm
năng với chất lượng sản phẩm và giá thành tốt nhất.
Cũng nhằm mục tiêu kết nối chặt chẽ hơn
với người tiêu dùng, A&P đã cho ra đời chuỗi bán lẻ MovaMart tại Hà
Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng và TP.HCM, tiếp tục mở rộng trên tất cả các tỉnh
thành trên cả nước, tạo đà cho việc xuất khẩu sản phẩm Mova sang
Malaysia, Mianma…, là bướt tập dợt trước TPP.
Chia sẻ với Báo điện tử Congluan.vn, ông
Nguyễn Khắc Hùng cho biết A&P sẽ thực hiện phát triển “rộng” trước,
sau đó mới “sâu”. Trong 02 năm bước đệm trước TPP, doanh nghiệp sẽ phấn
đấu sẽ xây dựng chuỗi MovaMart tại 64 tỉnh thành, trọng tâm là Hà Nội,
TP.HCM và Đà Nẵng. Điểm khác biệt của Mova với nhiều thương hiệu khác là
MovaMart bán hàng tự sản xuất, nguyên liệu trong nước, hoàn toàn “made
in Việt Nam”.
Ông Hùng cũng “bật mí” rằng Mova đã và
đang nhắm tới thị trường các nước thành viên TPP, tiêu biểu là Mỹ, Nhật
Bản, những quốc gia yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, điều kiện “thân
thiện với môi trường”…
Theo Kiên Giang từ http://congluan.vn/vua-kho-viet-nam-va-giac-mo-xuat-khau/